Tranh in khắc
Vào thế kỷ XIX sự xuất hiện của những chiếc máy in đầu tiên đã làm “chết” dần nhu cầu in kinh, in sách bằng kỹ thuật in khắc mộc bản thủ công tại Việt Nam. Tuy nhiên, kỹ thuật in khắc mộc bản truyền thống không hoàn toàn mất đi vì ngoài in kinh, in sách, kỹ thuật in khắc mộc bản còn được sử dụng để in tranh dân gian. Nghề thủ công in khắc tranh dân gian đã duy trì “sự sống” kỹ thuật in khắc mộc bản Việt Nam. Hơn nữa, phát triển và sáng tạo là bản tính của nghệ thuật, kỹ thuật in khắc mộc bản không dừng lại ở việc vận dụng in tranh dân gian mà còn được sử dụng sáng tác loại hình mỹ thuật hiện đại, tranh khắc gỗ. Ở Việt Nam, từ khi các trường đào tạo mỹ thuật hàn lâm ra đời, phương pháp đào tạo mỹ thuật hàn lâm xuất hiện, loại hình tranh khắc gỗ hiện đại có bước khởi đầu mới. Nhiều họa sĩ đã kết hợp phương pháp in khắc mộc bản của người xưa với lối tạo hình hiện đại đã để lại dấu ấn đậm nét trong nền mỹ thuật Việt Nam.
Ngoài các dòng tranh in khắc dân gian, Bảo tàng đã sưu tầm được nhiều tác phẩm in khắc của nhiều họa sĩ đương đại như: Cố họa sĩ Tú Duyên, họa sĩ Trần Khánh Chương, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Đức Hòa, Tố Uyên… Mỗi tác phẩm có nét đặc trưng, phong cách riêng của từng họa sĩ vì vậy đã tạo nên sự đặc biệt trong sưu tập tranh in khắc của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Không đề
Tác giả: Huỳnh Quốc Trọng
Kích thước: 42 x 63.4 cm
Không đề
Tác giả : Huỳnh Quốc Trọng
Kích thước : 29.4 x 55.9 cm
Năm sáng tác: 1964
Không đề
Tác giả : Huỳnh Quốc Trọng
Kích thước: 24.8 x 56.8 cm
Năm sáng tác: 1966
Không đề
Tác giả : Huỳnh Quốc Trọng
Kích thước: 36 x 53 cm
Năm sáng tác: 1966
Tây Bắc
Tác giả: Trần Nguyên Đán,
Kích thước: 42 x 30cm
Năm sáng tác: 2003