Mỹ thuật cổ

Mỹ thuật cổ
Chất liệu đồng
Mỹ thuật cổ

Ở Việt Nam từ thời Phùng Nguyên, kỹ thuật đúc đồng đã được định hình và dần dần phát triển. Theo thời gian, khắp nơi từ Bắc vào Nam, các lò đúc đồng được hình thành với số lượng ngày càng nhiều và sản phẩm ngày càng phong phú với kỹ thuật ngày càng cao. Sản phẩm của những lò đúc đồng phục vụ nhiều mục đích khác nhau, có những lò đúc đồng chuyên một sản phẩm nào đó như lò đúc lư, chân đèn đồng Tân Hòa Đông (Sài Gòn), khu vực Tây Thông Hội (Sài Gòn), các lò đúc làng An Hội (Sài Gòn) hoặc cũng có nơi mà sản phẩm chỉ phục vụ nhu cầu trang trí như trường dạy nghề Biên Hòa, .... Qua sản phẩm, con người có thể kiểm chứng được sự tiến bộ của kỹ thuật, sự hoàn hảo về mỹ thuật qua những cổ vật đồng còn lưu giữ đến hôm nay.

Bảo tàng Mỹ Thuật giới thiệu những sưu tập cổ vật đồng với phong phú kiểu dáng, loại hình và đa dạng về mỹ thuật, từ những hiện vật đồng tạo dáng đơn giản và cách trang trí là phủ sơn, đến những hiện vật tạo dáng cầu kỳ với những họa tiết trang trí được cẩn tam khí (đồng đỏ, vàng, bạc) làm tăng thêm sự mới lạ và sang trọng cho sản phẩm. 

Tượng phục vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng

  • Phật giáo du nhập và Việt Nam vào những năm đầu công nguyên, qua nhiều triều đại phong kiến có những bước thăng trầm khác nhau nhưng nhìn chung những nghi thức,  nghi lễ của Phật giáo phù hợp và gần gũi với văn hóa truyền thống Việt Nam vì vậy tôn giáo này phát triển và tồn tại đến hôm nay. Và để phục vụ cho việc sinh hoạt tôn giáo, nhiều loại đồ thờ cúng đã được tạo tác, trong đó có đa dạng các loại tượng: Thích ca, Di Lặc, Quan Âm… Những tượng đồng Phật giáo cổ mà Bảo tàng đã sưu tầm và bảo quản có nhiều niên đại khác nhau với nhiều cách tạo hình, cách trang trí cũng khác nhau thể hiện sự nhận thức về hình tượng và mỹ quan mỗi thời đại khác nhau. 
  • Trong phần tượng thờ này bên cạnh các loại tượng Phật, tượng Di Lặc, tượng Quan Âm..., còn giới thiệu đến những loại tượng linh vật: tượng rồng, hạc ... thường sử dụng trong thờ cúng.

Các loại tượng chân dung trang trí của trường Mỹ Nghệ Biên Hòa

Vào đầu thế kỷ XX, trường Mỹ Thuật Biên Hòa là một trường đầu tiên đào tạo các ngành nghề thủ công truyền thống: nghề gốm, đúc đồng...  ở miền Nam với nhiều sáng tạo mới về mỹ thuật thời bấy giờ, chính vì vậy sản phẩm của trường rất đặc biệt vì chúng không những khẳng định giá trị thời gian mà còn khẳng định yếu tố văn hóa đặc trưng miền Nam. Những tượng đồng chân dung được giới thiệu trong tiểu đề này được sáng tác tại trường Mỹ Thuật Biên Hòa đầu thế kỷ XX. 

 

2021 © Bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí Minh. Design by Nina.vn
  • Đang online: 10
  • Tuần: 2438
  • Tháng: 7658
  • Tổng truy cập: 616088